Những quy định nồng độ cồn khi lái xe ô tô được và không được cho phép

Có thể thấy rằng, việc áp dụng luật phạt nồng độ cồn khi lái xe ô tô, xe máy cả xe đạp đang được thực thi nghiêm ngặt. Đặc biệt đối với quy định nồng độ cồn khi lái xe ô tô được quan tâm nhiều hơn vì mức phạt lên tới vài triệu đồng, thậm chí hơn chục triệu. Vậy nồng độ cồn cho phép khi lái xe ô tô hiện nay là bao nhiêu?

Quy định nồng độ cồn khi lái xe ô tô được phép hoạt động

Theo quy định ở khoản 8, điều 8 của luật giao thông đường bộ Việt Nam 2008 (hiện hành) thì quy định nghiêm cấm các hành vi điều khiển các phương tiện giao thông bao gồm:

Hiện nay quy định mức nồng độ cồn khi lái xe ô tô là 0

– Điều khiển các phương tiện giao thông từ ô tô, xe máy, máy kéo chuyên dùng khi đang lưu thông trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn.

– Điều khiển phương tiện giao thông bao gồm ô tô, xe máy trong hơi thở vượt quá 0.25mg/lít và 50mg/100ml máu.

Dựa trên những quy định trên thì mức nồng độ cồn khi lái xe ô tô được cho phép là hơi thở dưới 0.25mg/lít và dưới 50mg/100ml máu. Tuy nhiên, khi thấy tình trạng tai nạn giao thông ngày càng nhiều nên Bộ Giao Thông – Vận Tải đã xin ý kiến sửa đổi một số điều khoản trong Nghị Định 46/2016 về việc xử phạt hành chính nặng trong trường hợp điều khiển giao thông vượt mức nồng độ cho phép, cũng như thay đổi hạng mức cho phép.

Vào ngày 1/1/2020, Chính Phủ đã chấp thuận quy định trên và quy định hạng mức cho phép nồng độ cồn cho người dùng chất kích thích khi lái xe không được vượt quá 0 mg/100ml. Điều này có nghĩa là trong năm nay khi đã tham gia giao thông thì tuyệt đối không uống rượu bia, chất kích thích để đảm bảo an toàn giao thông cho bạn và người khác.

Quy định nồng độ cồn khi lái xe ô tô với mức phạt tương ứng

Theo quy định mới nhất của Chính Phủ về việc xử phạt với những trường hợp người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn như sau:

Xử phạt với mức nồng độ cồn chưa vượt quá mức quy định

Tại điểm A khoản 06 điều 05 Nghị Định 46/2016/NĐ-CP nếu người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn trong khí thở chưa vượt quá 0.25mg/lít hay trong máu chưa vượt 50mg/100ml sẽ bị xử phạt tài chính từ 2 – 3 triệu đồng.

Mức xử phạt nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô rất nặng

Kèm theo đó, hình phạt có thể bổ sung thêm là tước quyền sử dụng Giấy Phép Lái xe từ 2 – 4 tháng nếu gây ra tai nạn và từ 1 – 3 tháng nếu chỉ vi phạm nồng độ cồn.

Xử phạt tài chính với mức nồng độ cồn vượt quá mức quy định

Theo điểm B khoản 08 điều 05 Nghị Định 46/2016/NĐ-CP trong trường hợp người điều khiển xe ô có mức nồng độ cồn vượt quá 0.25mg/lít khí thở và 50mg/100ml sẽ bị xử phạt tài chính từ 7 – 8 triệu đồng. Bên cạnh đó cũng sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 3 – 5 tháng, cũng như đền bù nếu gây ra tai nạn.

Một số quy định xử phạt khác về việc vượt mức nồng độ cồn khi lái xe ô tô

 Theo điểm A khoản 09 điều 05 Nghị Định 46/2016/NĐ-CP, nếu người điều khiển xe ô vi phạm các quy định sau đây sẽ bị xử phạt tài chính từ 16 – 18 triệu đồng cần phải chú ý:

Mức xử phạt khi vượt quá mức nồng độ cồn quy định thì sẽ bị phạt tiền lên tới gần 20 triệu đồng

– Điều khiển xe ô tô có mức nồng độ cồn trong hơi thở và trong máu vượt mức 0.4mg/lít hơi thở và 80mg/100ml máu.

– Chống thi hành công vụ khi không chấp hành cho cán bộ chức năng kiểm tra nồng độ cồn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Đồng thời, hai trường hợp này đều sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 6 tháng, kèm theo những đền bù thiệt hại khi xảy ra tai nạn (nếu có).

Lý do vì sao có quy định nồng độ cồn với người điều khiển xe ô tô nghiêm khắc?

Quy định về mức cho phép nồng độ cồn khi điều khiển lái xe ô tô là 0 được xem như một bước đột phá trong luật giao thông. Với quy định này gần như bắt buộc người tham gia giao thông không được sử dụng rượu bia, chất kích thích nếu làm trái sẽ xử phạt nặng về tài chính. 

Áp dụng quy định kiểm tra nồng độ cồn được thực hiện nghiêm ngặt

Theo như đại diện của một số cơ quan chức năng nhà nước cho biết, việc ban hành luật này trước hết bắt nguồn từ thực trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam đang ở mức cảnh báo. Cùng với đó, mọi người cũng chỉ ra được những tác hại của việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông cần phải đẩy lùi nhanh chóng.

Đặc biệt, việc áp dụng quy định nồng độ cồn khi lái xe ô tô còn giúp tạo nên một xã hội văn minh và phát triển hơn. Vậy nên, từ những ngày đầu năm 2020 các chiến sĩ giao thông đã thực hiện nghiêm ngặt luật để đảm bảo mọi người có ý thức hơn khi áp dụng quy định của pháp luật.

Chắc hẳn với những thông tin trên đây đã giúp mọi người nắm rõ được quy định nồng độ cồn khi lái xe ô tô để áp dụng đúng luật lệ. Trước tình hình tai nạn giao thông do rượu bia tại Việt Nam ngày càng gia tăng, thì việc áp dụng quy định trên là một cách để bảo vệ chính bạn và mọi người xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *